THU HỒI, XỬ LÝ DẦU NHỚT THẢI: CẢ NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP ĐỀU PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM

EN
CÔNG TY TNHH ĐẠI LAM SƠN

THU HỒI, XỬ LÝ DẦU NHỚT THẢI: CẢ NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP ĐỀU PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM

THU HỒI, XỬ LÝ DẦU NHỚT THẢI: CẢ NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP ĐỀU PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM
Sức ép về môi trường từ 300.00 tấn nhớt thải/năm là chủ đề chính trong hội thảo về việc hoàn thiện quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 50 Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ do Tổng Cục Môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào ngày 15/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Văn Hưng, đại diện Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng Cục Môi trường cho biết: Sản phẩm nói chung và sản phẩm dầu nhớt thải nói riêng từ lúc thu gom nguyên liệu, sơ chế, tinh chế, tiêu thụ, trở thành chất thải thì tất cả những người liên quan trực tiếp đến quy trình này từ nhà sản xuất, đơn vị phân phối, người bán, người mua đều có trách nhiệm. Bên cạnh trách nhiệm nhà nước, với những sản phẩm thải bỏ vì môi trường cần quy định về trách nhiệm rõ ràng của các bên liên quan. Các quy định mới dự kiến sẽ áp dụng từ 1/7/2015 để có thời gian cho người dân, doanh nghiệp thích ứng, chuẩn bị địa điểm với việc cần phải thu gom chất thải là dầu nhớt.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng việc xây dựng các điểm thu gom là rất quan trọng. Vấn đề này được Bộ Tài nguyên và Môi trường liên hệ với các làng nghề, các nhà sản xuất xe máy, ô tô và các đơn vị thu gom khác như dịch vụ sữa chữa để kết nối thu hồi sản phẩm dầu nhớt thải. “Dầu nhớt là loại chất thải nằm trong danh mục chất thải nguy hại, vì vậy quy trình thu gom phải quản lý hết sức nghiêm ngặt. Khi hệ thống thu gom dầu nhớt hoạt động ổn định thì sẽ phân phối theo cơ chế thị trường. Các đơn vị có chức năng tái chế dầu nhớt sẽ thực hiện việc báo cáo với nhà nước và công bố minh bạch trên website của cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp"- ông Nguyễn Văn Hưng nhấn mạnh.       

Theo Tổng Cục Môi trường thì dầu nhớt thải hiện nay đang là một mặt hàng có giá trị bởi chúng có thể tái chế. Chỉ mất 20 phút thì một lượng dầu nhớt thải để trở thành dầu tái chế và được đóng chai các thương hiệu dầu nhớt lớn và tung ra thị trường. Loại dầu nhớt tái chế này nhìn thoạt qua không khác gì về hình thức so với dầu nhớt nguyên chất nhưng nó gây hại rất lớn cho động cơ sử dụng. Ngoài ra, nếu dầu nhớt thải bị đổ ra môi trường thì lượng kim loại trong dầu nhớt có thể phát tán gây ra những hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người thông qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trên bề mặt da.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết: Thu gom dầu nhớt thải là trách nhiệm không chỉ của nhà nước mà còn là việc mà người dân, doanh nghiệp cũng cần tham gia vì ích lợi cho môi trường, cho sức khỏe con người và đặc biệt là thu hồi và tái chế lại dầu nhớt thải nói riêng hay các loại chất thải nói chung để đạt chuẩn theo quy định pháp luật.

Theo ông Bùi Cách Tuyến, việc triển khai cụ thể cần được cán bộ nhà nước về môi trường  xây dựng lộ trình và hướng dẫn cho doanh nghiệp, người dân thực hiện để giảm thiểu sức ép về môi trường trong lĩnh vực xử lý, thu gom dầu nhớt thải.

Theo tìm hiểu của phóng viên thì năm 2014 có 370.000 tấn dầu nhớt được tung ra thị trường và 100% số này đều là dầu nhớt nhập khẩu. 70% số dầu nhớt nói trên sẽ biến thành dầu nhớt thải và nguy cơ cho môi trường như tạo ra các vùng "đất chết", vùng "nước chết", các loại bệnh tật lây nhiễm cho cả người và gia súc, gia cầm.

Đối tác khách hàng
logo 9
logo 8
logo 4
logo 3
logo 2
logo 1
logo 7
logo 6

Hotline

Img